Vị trí và vai trò Kinh châu Vấn_đề_Kinh_châu_thời_Tam_Quốc

Vị trí của Kinh Châu (Jing) trong bản đồ nhà Đông Hán.

Thời Đông Hán, Trung Quốc được chia thành 13 châu lớn, trong đó Kinh châu ở phía nam, bao gồm địa bàn rộng lớn trải qua các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Giang Tây hiện nay.

Tại Kinh châu, nhà Đông Hán đặt 7 quận: Nam Dương, Nam Quận, Giang Hạ, Linh Lăng, Quế Dương, Trường Sa, Vũ Lăng. Quận trị Kinh châu đặt tại Nam Dương (Uyển Thành – nơi Hán Quang Vũ Đế khởi binh, tức là nơi phát quang của nhà Đông Hán).

Về vị trí, Kinh châu ở ngã ba sông Trường Giang, phía đông giáp Dương châu, phía tây giáp Ích châu, phía nam giáp Giao châu, phía bắc giáp Dự châu, tức là địa phận trung nguyên. Sông Trường Giang chảy từ tây sang đông, từ Ích châu có thể xuôi dòng đến Kinh châu, từ Kinh châu có thể xuôi dòng đến Dương châu (tức Giang Đông). Về diện tích, Kinh châu rộng thứ 2, chỉ sau Ích châu.

Kinh châu là ngã 3 thiên hạ, có vị trí chiến lược về mặt quân sự. Chính xác hơn, những vùng đóng vai trò quan trọng của Kinh châu là các quận phía bắc như Nam Dương, Nam Quận và Giang Hạ. Vì vậy trong thời Tam Quốc, chiến tranh giữa các quân phiệt thời kỳ đầu và các quốc gia thời kỳ sau đều có mục tiêu tranh giành địa bàn những quận này. Hình ảnh minh chứng rõ ràng nhất về vai trò của Kinh châu chính là việc cả ba nước thời Tam Quốc đều trước sau chiếm đóng một phần địa bàn này và nhiều trận chiến xảy ra quanh việc giành giật nơi đây.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vấn_đề_Kinh_châu_thời_Tam_Quốc http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E... http://zh.wikisource.org/wiki/%E4%B8%89%E5%9C%8B%E...